Search

Giảm dự toán chi từ ngân sách ở một số đơn vị sự nghiệp công lập

Đây là một trong số những nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư số 51/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 (Thông tư 51).

Giảm dự toán chi từ ngân sách ở một số đơn vị sự nghiệp công lập

Theo hướng dẫn tại Thông tư 51, dự toán chi hoạt động năm 2024 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và Thông tư số 56/2022/TT-BTC.

Trong đó, không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2023 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW;

Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác: các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp dự toán theo quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật khác có liên quan.

Trong đó lưu ý, đối với các nhiệm vụ sửa chữa tài sản cố định không thường xuyên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, tăng cường năng lực; nhiệm vụ thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng,...), các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chi tiết về hồ sơ trình phê duyệt, quyết định phê duyệt, tổng kinh phí thực hiện, thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện đến nay (nếu có); tính chất nguồn vốn và đề xuất việc xử lý thực hiện gửi các cơ quan tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguồn: Mof.gov.vn

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Những chính sách kinh tế, xã hội có hiệu lực từ tháng 5/2023

Bài tiếp tiếp theo

Hướng dẫn quản lý, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công